Giờ làm việc: 08AM - 05PM
Hotline: 0833 33 00 55
0
Hướng dẫn cách rang và ủ cà phê để bảo quản được lâu
Cà phê sau khi rang được dùng với khoảng thời gian tối đa là 3 đến 4 tuần. Nếu muốn bảo quản cà phê được lâu dài mà vẫn giữ nguyên được hương vị của ban đầu thì đó là bí quyết mà không phải ai cũng biết được. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách rang và bảo quản cà phê được lâu hơn bình thường.
Hướng dẫn cách rang và ủ cà phê để bảo quản được lâu
Cà phê rang được dùng với khoảng thời gian tối đa là 3 đến 4 tuần, nếu muốn bảo quản được lâu dài thì hạt cà phê cần phải rang và được bảo quản đúng cách

Cách rang cà phê đúng tiêu chuẩn

Cà phê nhân được trãi qua nhiều công đoạn rang ở nhiều nhiệt độ khác nhau để cho ra hạt cà phê thành phẩm. Nếu bạn mang cà phê đến những cơ sở rang gia công cà phê, bạn sẽ không cần quan tâm đến những giai đoạn cũng như sự thay đổi nhiệt độ, nếu rang thủ công tại nhà thì đây chắc chắc sẽ là những bí quyết giúp bạn tạp ra những hạt cà phê thơm ngon chất lượng.

Rang ở nhiệt độ 100 độ C

Đây là giai đoạn đầu trong quá trình rang cà phê, hạt cà phê sẽ được làm nóng dần lên, nhằm làm bay hơi nước trong hạt cà phê và hạt cà phê sẽ bị thu nhỏ lại về kích.

Giai đoạn tăng nhiệt độ 150 độ C

Trong giai đoạn này, quá trình hấp thu nhiệt và bốc hơi nước trong hạt cà phê vẫn diễn ra, và có sự thay đổi về thể tích hạt và hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt. Ở giai đoạn này, cà phê sẽ tỏa ra hương thơm đặc trưng và đây là giai đoạn chuẩn bị cho hạt cà phê nổ lần đầu tiên.

Giai đoạn nhiệt độ 180 độ C

Giai đoạn này hình dáng của hạt cà phê bắt đầu thay đổi, hạt chuyển sang màu vàng đậm và thể tích tăng lên 20 đến 30%. Bề mặt của hạt cà phê bắt đầu hiện lên những đường gân và có mùi hương rất là quyến rũ, say mê lòng người.

Giai đoạn nhiệt độ 200 độ C

Ở giai đoạn này, thể tích của hạt cà phê tăng lên đáng kể, gần như muốn nổ tung ra hạt cà phê chuyển sang màu nâu nhạt. Trong giai đoạn này quá trình hóa học vẫn chưa hoàn tất, các phân tử và cấu trúc sợi của hạt cà phê vẫn chưa thể tách rời. Hạt cà phê trong giai đoạn này, đem xay thành bột để uống thì hương vị vẫn chưa tinh tế, có mùi nồng nồng hạt trái cây chưa chín hẳn.

Giai đoạn trên 200-210 độ C

Đây là giai đoạn hạt cà phê chuyển sang màu nâu. Đây cũng là giai đoạn mà các phản ứng hóa học đạt đến sự tinh luyện, qua nhiệt độ cao, bắt đầu đốt cháy các tinh thể đường trong hạt cà phê tạo ra màu nâu caramen, mùi của mạch nha ngày càng hấp dẫn và quyến rũ. Quá trình tạo nên mùi thơm hơn và màu sắc đậm hơn được gọi là phản ứng Maillard.

Giai đoạn nhiệt độ 215 độ C

Sau 1 thời gian hấp thu nhiệt thì qua việc nở lớn đột ngột về thể tích, tăng lên đến khoảng 150%, trọng lượng giảm từ 10- 17% và tạo ra hàng loạt tiếng nổ giòn tan rộn rã, nhiệt lượng bên trong hạt thoát ra nhanh chóng.

Kế đó, ngay lập tức hạt cà phê lại bắt đầu giai đoạn thu nhiệt. Do đó trong quá trình rang, sau lần nổ thứ nhất, sẽ cần có thêm 1 giai đoạn ngắn để hạt cà phê thu thêm nhiệt lượng nhằm tiếp tục được nung nóng và được biến đổi.

Hướng dẫn cách rang và ủ cà phê để bảo quản được lâu

Vì thế, trong quá trình rang, tiếng nổ reo vui lần thứ nhất bỗng nhiên giảm xuống rồi ngưng lại. Lúc nầy phản ứng caramen xảy ra nhanh chóng. các phản ứng hóa học làm phát sinh mùi vị thơm ngon của cà phê cũng xảy ra, khói bốc lên khá nhiều. Về hình thức hạt cà phê sau khi nở rộng kích thước thì hơi thu lại và xuất hiện các vết nhăn, nứt phía bên mặt dưới của hạt.

Cách ủ cà phê ngon trước khi rang

Cà phê sau khi thu hoạch sẽ trải qua quá trình chế biến với nhiều công đoạn. Hai phương pháp chế biến cà phê phổ biến nhất hiện nay đó là chế biến khô và chế biến ướt. Quá trình chế biến cà phê bằng 2 phương pháp này diễn ra cụ thể như sau:

Chế biến khô: Thu hoạch - phơi khô - xay bỏ vỏ lấy hạt nhân - loại bỏ tạp chất - rang xay.

Với phương pháp chế biến khô, hạt cà phê sẽ không trải qua giai đoạn ủ nhưng với phương pháp chế biến ướt, sau khi tách bỏ vỏ người ta sẽ ủ hạt nhân trong chum suốt 30 ngày. Quá trình ủ này sẽ giúp cho cà phê ổn định mùi hương. Những ly cà phê được pha từ hạt cà phê ủ trước khi rang sẽ có màu cánh gián, khô tơi, thơm dịu đặc trưng, vị hơi ngọt lẫn đắng dịu nhẹ.

Cách ủ cà phê trước khi rang

Sau khi cà phê đã chín đỏ trên cây thì sẽ được thu hoạch và chế biến. Có hai cách để chế biến cà phê là: Chế biến khô và Chế biến ướt. Với chế biến khô, sau khi thu hoạch, người ta sẽ đổ cà phê ra sân phơi lớn và dùng các dụng cụ chuyên dụng để đảo cà phê cho đến khi đạt độ khô nhất định thì tiến hành xay bỏ vỏ để lấy nhân rồi đem rang xay. Đối với chế biến ướt, cà phê sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ vỏ và tiến hành ủ lên men. Sau đó là bước rang xay và ủ thêm một lần nữa.

Cách ủ cà phê trước khi rang là cho cà phê vào một chum lớn, ủ trong 30 ngày. Việc này giúp cà phê sau khi rang sẽ cho màu cánh gián đẹp mắt và giữ được hương vị ổn định.

Cách ủ cà phê sau khi rang

Sau khi rang, cà phê cũng cần được ủ trong chum hoặc bồn để giữ được hương vị. Vì cà phê sau khi rang nếu tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng.

Quy tắc ủ cà phê

Việc ngâm ủ cà phê tỏ ra là một giai đoạn cần thiết với nhiều tác động tích cực, nhưng không hẳn có thể áp dụng trong mọi trường hợp, và đôi khi điều này còn phản tác dụng.

Và ùy vào từng trường hợp mà sẽ có mức thời gian ngâm ủ khác nhau để cà phê đảm bảo được chất lượng.

Trên đây là những thông tin về cách ủ cà phê sau khi rang chuyên nghiệp các bạn có thể áp dụng để có quy trình ủ cà phê đúng chuẩn và có những ly cà phê thơm ngon.

zalo