Giờ làm việc: 08AM - 05PM
Hotline: 0833 33 00 55
0
Phương pháp chế biến cà phê Robusta Honey độc đáo như thế nào?
Không giống như các phương pháp chế biến khác, Robusta Honey là một quy trình kỹ lưỡng yêu cầu sự kỷ luật và sự chăm sóc tận tâm từ người nông dân. Từ quá trình thu hoạch cho đến thành phẩm, mọi bước đều phải thực hiện tỉ mỉ. Hãy cùng chúng tôi khám phá sự tuyệt vời của phương pháp này nhé.
Phương pháp chế biến cà phê Robusta Honey độc đáo như thế nào?
Cà phê Robusta Honey là một phương pháp chế biến cà phê độc đáo, mang đến cho thực khách một trải nghiệm vị giác tuyệt vời. Vậy cách làm này độc đáo như thế nào?

Cà phê Robusta Honey là gì?

Nếu không phải là người sành về các loại cà phê, khi nghe đến cái tên “Robusta Honey”, người dùng rất dễ hiểu lầm. Vì mọi người nghĩ rằng sẽ trộn hạt cà phê Robusta với mật ong lại với nhau. Cái tên “Robusta Honey” hay cà phê Robusta mật ong ra đời do màu sắc của loại cà phê này hơi giống với màu ngả vàng của mật ong.

Thực tế thì không phải như vậy, nguyên tắc cơ bản khi thực hiện cách làm này là khi thu hoạch cần chọn những hạt cà phê đạt độ chín 100%. Không giống với phương pháp khô, cà phê Rubusta Honey không dùng phương pháp hái tuốt. Chính vì thế, hạt cà phê đạt độ đồng đều về kích cỡ và màu sắc cao.

Để duy trì màu vàng đặc trưng của phương pháp chế biến Honey cần thay đổi quy trình chế biến. Thông thường, khi chế biến cà phê Robusta, lớp chất nhầy trên bề mặt hạt sẽ được loại bỏ hoàn toàn và tiến hành quá trình lên men. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp Honey, một phần hoặc toàn bộ lớp chất nhầy trên bề mặt hạt được giữ lại trong quá trình làm khô. Phương pháp này cũng không yêu cầu quá trình lên men, do đó hạt cà phê sẽ giữ được lớp thịt lụa bên ngoài.

Phương pháp chế biến cà phê Robusta Honey độc đáo như thế nào?

Phương pháp chế biến cà phê Robusta Honey độc đáo như thế nào?

Cách chế biến cà phê Robusta Honey là một quá trình độc đáo và thú vị, mang đến cho cà phê một hương vị và đặc tính khác biệt. Quá trình này đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo từ việc thu hoạch cho đến giai đoạn xử lý hạt cà phê. Bởi mỗi giờ khắc trong quá trình chế biến sẽ tạo ra những thay đổi rất lớn trong hương vị trong hạt cà phê.

Thu hoạch cà phê Robusta Honey

Đầu tiên, người nông dân cần chọn kỹ lưỡng những quả cà phê chín mọng nhất trên cây.

Lột vỏ cà phê Robusta Honey

Sau đó, quả cà phê được xát dập để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài nhưng phải thật khéo léo để giữ lớp chất nhầy lại. Lớp chất nhầy này chứa một lượng quan trọng đường (sucrose) và axit, đó là yếu tố quan trọng quyết định trong quá trình chế biến cà phê mật ong. Tùy vào mức độ màu sắc khác nhau, quá trình tách nhớt được thực hiện với độ sạch khác nhau. Đặc biệt, phương pháp này sử dụng ủ qua đêm và không sử dụng nước để rửa dù nhiều hay ít.

Sấy khô cà phê Robusta Honey

Giai đoạn sấy khô là một phần quan trọng trong quy trình chế biến, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của hạt cà phê hoàn chỉnh. Việc điều chỉnh thời gian sấy khô là rất quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là không nên làm khô nhân cà phê quá nhanh. Nếu quá trình này diễn ra quá nhanh, hương vị từ lớp chất nhầy sẽ không được truyền sang hạt cà phê. Ngược lại, nếu làm khô nhân quá chậm, có thể gây nấm mốc hoặc sự lên men không mong muốn trong hạt cà phê.

Làm thế nào để đạt được yêu cầu này?

Sau khi vỏ cà phê đã được tách, quy trình tiếp theo là đặt hạt cà phê lên các giàn phơi hoặc trên nền bê tông (có thể có lớp bạt che phủ). Trong quá trình này, hạt cà phê cần được lật đều nhiều lần trong mỗi giờ, cho đến khi đạt được độ ẩm mong muốn. Thời gian để hoàn thành quá trình này thường kéo dài từ 6 đến 10 giờ.

Sau đó, cà phê cần được xáo trộn mỗi ngày một lần trong khoảng 6 - 8 ngày. Quá trình phơi khô hạt cà phê Rubusta bằng phương pháp Honey có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Do ban ngày tấm bạt phủ cà phê đang khô ráo nhưng chỉ cần để đến sáng hôm sau thì ướt nhẹp bên trong mặc dù thời tiết không có bất cứ một trận mưa nào. Khi trời tối, hạt cà phê sẽ bị hút ẩm từ không khí, ngày hôm sau bắt buộc phải làm khô nhiều hơn.

Khi cà phê cuối cùng đã khô, độ ẩm rơi vào 10 – 12.5% nó đã sẵn sàng để được xay khô, tách lớp vỏ lụa, thu lấp phần nhân cà phê và rang giống như các quy trình khác.

Xay cà phê Robusta Honey

Khi cà phê đã khô lại, độ ẩm trong khoảng 10-12.5%. Bạn cần xay, tách lớp vỏ lụa và thu lấp phần nhân cà phê. Quá trình rang cà phê sẽ được tiến hành, như là một bước cuối cùng trong chuỗi quy trình chế biến này.

Cách bảo quản Robusta Honey

Cà phê Robusta Honey được bảo quản tương tự như các loại cà phê khác. Tuy nhiên cần chú ý đến việc kiểm tra đều đặn điều kiện khô ráo trong kho và tránh tình trạng ẩm ướt trong các khối cà phê.

Đặc điểm của cà phê Robusta Honey

Nhờ vào việc lựa chọn tỉ mỉ từng hạt cà phê Robusta và sự cẩn thận trong mỗi bước của quá trình chế biến, cà phê Robusta Honey trở nên đặc biệt và độc đáo với những đặc điểm sau đây:

Màu sắc

Với màu sắc đặc trưng, hạt cà phê Robusta Honey mang tông màu vàng rực, giống như màu sắc của mật ong tự nhiên.

Phương pháp chế biến cà phê Robusta Honey độc đáo như thế nào?

Hương vị cà phê Robusta Honey

Bản chất của hạt cà phê Robusta chứa tỉ lệ caffeine (2-4%), hàm lượng Chlorogenic Acid (CGA) cao hơn nhiều so với nhiều loại. Mặc dù gọi là Acid nhưng bản chất của CGA lại mang vị chua đặc trưng. Chất béo và lượng đường của cà phê cũng thấp hơn so với những loại khác. Vì thế mà hạt Rubusta thường có vị đắng và chát đặc trưng. Điều đặc biệt về phương pháp này là trong cà phê Robusta Honey, vị trái cây được gợi lên nhưng không quá mạnh như chế biến khô (Natural) và cũng không có vị chua chua như khi chế biến ướt (Full Wash), mà thay vào đó hai vị này được trung hòa một cách tuyệt vời.

Nếu bạn thưởng thức một ly cà phê Robusta Honey pha đúng chuẩn, bạn sẽ được trải nghiệm vị ngọt độc đáo gần giống với vị của mật ong. Thực tế, khi thực hiện chế biến nhà sản xuất hòan toàn không thêm mật ong vào. Bên cạnh đó, cà phê Robusta Honey còn mang đến hương thơm đặc trưng của trái cây, cùng với một cảm giác chua dịu và vị đắng đậm của cà phê. Đặc biệt, nó cũng có khả năng trung hòa lại vị đắng của hạt Robusta.

Loại cà phê Robusta Honey Process là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không ưa vị đắng quá mạnh. Nó không chỉ dành cho phái mạnh và những người yêu thích cà phê đậm đà, mà còn được lòng các chị em phụ nữ bởi vị ngọt thanh như mật ong.

Cấu trúc hạt

Hạt cà phê Robusta Honey có cấu trúc đặc biệt. Lớp chất nhầy được giữ lại trên bề mặt hạt tạo nên một lớp màng nhầy bên ngoài. Điều này giúp nhân cà phê giữ được lớp giữ lại tốt hơn.

Ổn định độ ẩm

Quá trình chế biến cà phê Robusta Honey được thực hiện để duy trì độ ẩm ổn định trong hạt cà phê. Điều này đảm bảo cho hạt cà phê giữ được chất lượng và hương vị tốt sau quá trình chế biến.

Lý do nên thử cà phê Robusta Honey?

Như chúng tôi đã nói về đặc điểm của cà phê Robusta, hương vị của nó độc đáo và phong phú, hòa quyện giữa vị đắng và ngọt nhẹ cộng với hương thơm tự nhiên của trái cây. Loại cà phê này cũng có một hậu vị mượt mà và dễ chịu, khiến nó trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu thích cà phê đậm đà.

Để thưởng thức một ly cà phê Robusta Honey thật ngon, hãy lựa chọn những hạt cà phê tươi và chất lượng cao. Quá trình chế biến đúng chuẩn đảm bảo sự tối đa hóa hương vị và chất lượng của cà phê Robusta Honey thành phẩm. Bạn có thể thưởng thức cà phê này một cách đơn giản hoặc tùy theo sở thích của mình, có thể thêm sữa và đường để tạo ra một hương vị phù hợp với khẩu vị riêng của bạn.

Cà phê Robusta Honey không chỉ mang đến hương vị đặc biệt mà còn được công nhận với giá trị dinh dưỡng cao. Hạt cà phê Robusta chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm axit chlorogenic, mang lại những lợi ích cho sức khỏe của người tiêu dùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê Robusta có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Tóm lại, phương pháp chế biến cà phê Robusta Honey là một quá trình cần có sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Vì thế, một tách cà phê Robusta Honey rất đáng để thử. Nó mang sự đặc sắc cả hương lẫn vị khác biệt. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chế biến này nhé.

zalo